CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT LONG PHÚ

Chập điện là gì? Nguyên nhân và cách hạn chế

Chập điện

Chập điện hay hiện tượng ngắn mạch: là hiện tượng xảy ra khi một phần dòng điện có dây dẫn điện dương chạm vào một dây trung tính hay một phần của mạch. Làm cho điện trở thành một đường dẫn ít điện trở. Khi đó, điện trở của dây dẫn tăng lên đột ngột và làm cháy dây dẫn từ đó sinh ra tia lửa điện và có thể làm hư hỏng các thiết bị dùng điện. Chập điện xảy ra sẽ có biểu hiện nhận thấy như tia lửa điện, tiếng nổ, tắt nguồn điện đột ngột.

Nguyên nhân gây chập cháy điện

  • Chập mạch điện:  thường xảy ra và chiếm tỉ lệ cao do các dây pha tiếp xúc với nhau hoặc dây lửa tiếp đất làm giảm điện trở, dẫn tới cường độ dòng điện tăng lên đột ngột làm cháy lớp bảo vệ dây dẫn, và tia lửa điện sẽ làm hỏng hệ thống và các thiết bị điện.
  • Các tiếp điểm nối bị lỏng hoặc hở: trường hợp này sẽ có hiện tượng tia lửa điện được phóng qua không khí gây cháy. Hiện tượng này xảy ra khi dây nối không liền mạch hoặc các mối nối không tốt dẫn tới chập điện.
  • Nguồn điện bị quá tải: Khi sử dụng các thiết bị có công suất lớn với tần suất cao như điều hòa, lò vi sóng, tivi… sẽ khiến cho dòng điện bị quá tải dẫn tới hiện tượng chập cháy.
  • Thiết bị sinh nhiệt: Trong quá trình sử dụng, nếu không chú ý các thiết bị có tính sinh nhiệt cao như bàn là, máy sấy tóc,…thường rất dễ gây cháy dẫn tới chập điện cả hệ thống.
  • Phích cắm điện và ổ cắm: Việc sử dụng các thiết bị ổ cắm và phích cắm điện không hợp với nhau, quá lỏng hoặc quá chặt cũng dẫn tới tình trạng hở điện và gây chập điện.
  • Ngắn mạch: Việc sử dụng nhiều thiết bị chung một ổ cắm sẽ gây ra hiện tượng chập mạch. Bởi các thiết bị điện có công suất lớn hoạt động trên đường dây dẫn không đủ định mức công suất yêu cầu.
  • Chập điện do mối nối không đúng kỹ thuật: Trong nhiều trường hợp các mối nối dây điện có điểm tiếp xúc không đảm bảo như: lỏng, hở, cắm không chặt. Điều này đã tạo nên điện trở tiếp xúc tăng, gây nên hiện tượng move, phát sinh các tia lửa điện gây nên cháy lớp bảo vệ hoặc thiết bị liền kề.
  • Chập điện do sét đánh: Các tia sét phát sinh có thể sinh ra một năng lượng cực mạnh có công suất lên đến 5000K. Khi đó dòng điện hay thiết bị nào đó bị sét đánh thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Cách xử lý khi nhà bị chập điện

  • Khi nhà xuất hiện các sự cố chập điện, bạn đều cần phải có ngay những cách xử lý chập điện và tiến hành sửa chữa
  • Ngắt cầu dao tổng: Khi gặp phải tình trạng chập điện, bạn sẽ cần đóng ngắt cầu dao tổng của toàn hệ thống, tránh làm lây lan đến những thiết bị khác. Trong trường hợp, lửa bắt đầu cháy nhanh và lan rộng hãy gọi ngay cứu hỏa.
  • Tiến hành dập lửa: Khi nguồn điện chưa được ngắt và có lửa cháy, bạn có thể sử dụng những vật liệu để dập điện như đất, cát hoặc cành cây khô. Bạn cần lưu ý không được dùng nước hay các vật bằng kim loại để dập lửa. Khi đã ngắt, bạn có thể dập lửa bằng các loại khác nhau như cát, đất, vải ẩm, bình chữa cháy.
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống: Sau khi đã kiểm soát được vị trí bị chập điện lớn nhất, bạn sẽ cần phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống. Nếu còn lửa cháy ở những nơi khác cũng cần phải dập lửa ngay.
  • Khắc phục hệ quả sau khi chập điện: Sau khi đã ngắt điện và dập lửa, bạn sẽ cần thiết hành sửa hoặc thay mới những dây dẫn, ổ điện hay phích cắm bị chập cháy. Đây là điều cần thiết để đảm bảo hạn chế đường dây dẫn có thể bị hỏng.

Các lưu ý khi xử lý chập điện

  • Dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà cách xa nhau tầm 0.25 m.
  • Các mối nối vào thiết bị phải chắc chắn không hở không chạm vào nhau, dùng băng dính quấn kín.
  • Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải. Không dùng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
  • Sử dụng cầu chì và dùng aptomat cho đường dây điện chính.
  • Chọn mua những thiết bị ổ cắm và phích cắm tương thích với nhau, cách điện tốt.
  • Không nên để các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa.. Đồng thời không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.
  • Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5 m.
  • Chọn mạch điện có gắn cầu chì hoặc cầu dao tự động để khi xảy ra chập điện, cầu chì sẽ tự động ngắt nguồn truyền đến nơi bị chạm.

Biện pháp phòng tránh quá tải mạch điện

  • Tùy theo công suất sử dụng điện của các thiết bị nhà bạn mà sử dụng dây dẫn có tiết diện phù hợp.
  • Nên sử dụng xen kẻ các thiết bị dùng điện có công suất lớn trong nhà như máy bơm nước, máy nước nóng lạnh…tránh quá tải điện.
  • Nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đường dây điện, vỏ bọc cách điện của dây dẫn…Xem tình trạng chúng có khác thường gì không để kịp thời xử lý trước khi sự cố xảy ra.
  • Để bảo vệ các thiết bị điện có thể bị hư hỏng do quá tải mạch điện, bạn nên sử dụng cầu dao, aptomat, cầu chì, rơ le…Nhằm đóng ngắt cũng như bảo vệ các thiết bị.

Trên đây là những tìm hiểu của Long Phú về cách phòng tránh chập cháy điện. Long Phú là nhà cung cấp và lắp đặt trang thiết bị điện, các thiết bị điện công nghiệp rất uy tín trên thị trường và luôn đặt sự uy tín, an toàn của quý khách hàng lên trên hết. Nếu quý bạn và khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới nhé!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT LONG PHÚ

VPGD: 90/14/56 Trần văn Ơn, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Tp.HCM

Xưởng Sản Xuất: 149/114 Tân Thới Nhất 17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 090 826 9768

Email: infolp@longphutec.com

Website: https://longphutec.com/