CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT LONG PHÚ

5 sự cố contactor thường gặp và cách khắc phục

Contactor là thiết bị được dùng để điều khiển vận hành động cơ và các thiết bị điện khác trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên quá trình vận hành contactor không tránh khỏi việc gặp những sự cố hư hỏng khác nhau. Dưới đây Long Phú sẽ chỉ ra 5 sự cố contactor thường gặp và hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả.

Những sự cố contactor thường gặp

Contactor (khởi động từ) có chức năng chính là đóng ngắt động cơ trong hệ thống điện. Do đó, việc xảy ra sự cố, hỏng hóc trong quá trình sử dụng là điều khó tránh. Để khắc phục được những lỗi này, người vận hành phải hiểu rõ về các sự cố có thể xảy ra. Có 5 sự cố khởi động từ thường gặp nhất đó là:

1. Cháy cuộn coil

Nguyên nhân dẫn đến sự cố này là do cuộn dây có lực hút kém, không thể tiến hành cuốn toàn bộ dây trong thời gian ngắn. Điều này khiến cho mạch từ xuất hiện các khoảng trống, không còn được kín giống với yêu cầu kỹ thuật. Hậu quả khiến cho điện áp bên trong cuộn coil cũng theo đó tăng cao dẫn đến tình trạng cháy nổ không thể kiểm soát.

2. Tiếp điểm không hoạt động

Tiếp điểm không hoạt động là một trong những lỗi khá phổ biến ở công tắc tơ. Nguyên nhân là do mất pha ở công tắc tơ hoặc do động cơ phải làm việc quá tải thường xuyên.

3. Dính tiếp điểm nút ON-OFF

Khi bị dính tiếp điểm nút On - Off thì các thiết bị cũng không thể hoạt động. Nguyên nhân do bộ cặp thiết thường đóng (NC) hoặc thường mở (NO) lâu ngày khiến thiết bị mất dần chức năng đàn hồi, không thể linh hoạt như ban đầu.

Dính tiếp điểm On – Off là một trong những sự cố contactor thường gặp
Dính tiếp điểm On – Off là một trong những sự cố contactor thường gặp

4. Cháy vỏ contactor

Hiện tượng nóng cháy vỏ contactor chính là nguyên nhân khiến contactor hư hỏng. Nguyên nhân gây ra sự cố này là do nguồn điện được cung cấp vào hệ thống bị quá dòng. Từ đó khiến cho tần suất đóng cắt phải hoạt động với công suất lớn liên tục và làm cho thiết bị gặp phải tình trạng quá tải.

5. Cơ cấu đóng mở chập chờn, không hoạt động

Có 2 nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố này, đó là:

- Thứ nhất là do nguồn cấp cho khởi động từ bị gián đoạn, không đáp ứng đầy đủ năng lượng cho thiết bị khiến công suất hoạt động đóng/ mở kém.

- Thứ hai có thể do các tay đòn truyền bị gãy, kẹt hoặc do các hệ lò xo bị giãn, yếu hoặc hỏng hóc trong khi sử dụng.

Ngoài những sự cố thường gặp nói trên thì một số các trường hợp khác như contactor hút nhả liên tục, contactor không hút, contactor kêu rè rè,.. Đây đều là những dấu hiệu bất thường cho thấy contactor đang có vấn đề. Vì vậy bạn cần tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục để giúp contactor hoạt động hiệu quả trở lại.

Cách khắc phục các sự cố thường gặp ở contactor

Tùy từng sự cố gặp ở contactor mà chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau. Theo đó, nếu gặp phải những sự cố nêu trên thì bạn có thể khắc phục bằng cách sau:

- Khắc phục cháy cuộn coil: Kiểm tra vệ sinh định kỳ các mạch từ, tiếp điểm, bộ phận cơ khí,..

- Khắc phục khi tiếp điểm không hoạt động: Dùng đồng hồ đo volts để kiểm tra chỉ số cho dây pha động cơ và cặp tiếp điểm đóng/ mở thường xuyên.

- Khắc phục sự cố nóng chảy vỏ khởi động từ: Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ các tiếp điểm, lưu ý kiểm tra độ nóng của các thiết bị nhằm phát hiện kịp thời sự cố để có hướng xử lý, ưu tiên dùng contactor phù hợp với dòng cắt lớn hơn dòng điện tiêu thụ.

- Khắc phục dính tiếp điểm On - Off: Nếu gặp phải sự cố này thì tốt nhất nên thay mới bộ cặp thiết bị thường đóng (NC) và thường mở (NO).

- Khắc phục cơ cấu đóng mở chập chờn: Nếu nguyên nhân do nguồn cấp cho khởi động từ bị gián đoạn thì hãy kiểm tra lại nguồn cấp, đảm bảo hệ thống được kết nối nguồn điện phù hợp và theo đúng công suất của thiết bị. Còn nếu nguyên nhân do kẹt hoặc gãy các tay đòn thì cần sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện hỏng.

 

Tùy sự cố contactor sẽ có cách khắc phục khác nhau
Tùy sự cố contactor sẽ có cách khắc phục khác nha

Cách kiểm tra contactor còn sống hay chết

Sau những sự cố xảy ra, để kiểm tra contactor xem còn sống hay đã chết, chúng ta có các cách sau:

• Kiểm tra bằng mắt thường

Dùng tay ấn vào nút tiếp điểm, khi bỏ tay ra nút trở về vị trí ban đầu thì có thể khởi động từ vẫn có khả năng sống. Nếu nút không trả lại vị trí đầu thì khởi động từ đã hỏng.

• Kiểm tra bằng đồng hồ đo vạn năng

Kiểm tra bằng mắt thường chỉ là cách kiểm tra sơ bộ. Để biết chính xác công tắc tơ còn sống hay đã chết thì nên dùng đồng hồ đo vạn năng theo các bước sau:

- B1: Ngắt nguồn điện của thiết bị đấu nối với công tắc tơ và lấy công tắc tơ ra.

- B2: Nối dây dẫn màu đen với chân COM trên đồng hồ vạn năng và nối dây dẫn đỏ với ổ cắm Ohms.

- B3: Điều chỉnh thang đo điện trở trên đồng hồ về x10.

- B4: Chỉ số trên cuộn hút thường ghi 220V- 50Hz. Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng vào 2 đầu của cuộn hút để kiểm tra cuộn hút. Sau đó quan sát kết quả trên màn hình hiển thị để biết được giá trị điện trở của cuộn dây.

- B5: Tiếp tục kiểm tra 3 cặp tiếp điểm thường mở ở mạch động lực. Có 2 trạng thái để có thể kết luận được công tắc tơ vẫn còn hoạt động tốt.

Trạng thái 1: Khi chưa tác động vào công tắc trên contactor. Lúc này, khi chạm        que đo vào 3 cặp tiếp điểm này, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng Ohms.

Trạng thái 2: Khi nhấn vào công tắc trên contactor. Lúc này, khi chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm sẽ thấy đồng hồ chỉ 0 Ohms

- B6: Cặp tiếp điểm đóng trên công tắc tơ có ký hiệu NC. Khi kiểm tra xem 2 đầu của cặp cũng sẽ có 2 trạng thái xuất hiện để kết luận contactor vẫn còn vận hành tốt.

Trạng thái 1: Khi chưa tác động vào công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ 0 Ohms. 

Trạng thái 2: Khi tác động vào công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng

- B7: Kiểm tra cặp tiếp điểm thường mở (NO) ở mạch điều khiển. Khi chưa ấn công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng Ohms. Và khi nhấn nút trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ 0 Ohms. Như vậy, các cặp tiếp điểm vẫn hoạt động tốt.

Lưu ý khi sử dụng contactor

Để tránh tình trạng gặp sự cố hỏng hóc và kéo dài tuổi thọ cho contactor, khi sử dụng thiết bị này bạn cần chú ý đến những điều sau đây:

- Sử dụng contactor một cách hợp lý, tránh sử dụng với thời gian liên tục gây gián đoạn cho thiết bị.

- Khi lắp đặt cần đấu nối chính xác để thiết bị có thể hoạt động ổn định.

- Cần đặt ở vị trí như tủ điện để mắc nối khởi động từ với các thiết bị khác tốt hơn.

- Không nên lắp ở các vị trí có nhiệt độ cao, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của thiết bị và gây ra các sự cố.

Như vậy qua bài viết trên đây Long Phú đã chia sẻ cho bạn biết về những sự cố contactor thường gặp và cách khắc phục. Hy vọng nội dung này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có thể xử lý kịp thời mọi trường hợp trong quá trình dùng contactor.

Long Phú là nhà cung cấp và lắp đặt trang thiết bị điện, các thiết bị điện công nghiệp rất uy tín trên thị trường và luôn đặt sự uy tín, an toàn của quý khách hàng lên trên hết. Nếu quý bạn và khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới nhé!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT LONG PHÚ

VPGD: 90/14/56 Trần văn Ơn, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Tp.HCM

Xưởng Sản Xuất: 149/114 Tân Thới Nhất 17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 090 826 9768

Email: infolp@longphutec.com

Website: https://longphutec.com/